Hít đất bị đau vai là tình trạng gặp ở một số người tập bộ môn này. Vậy nguyên nhân gây ra vấn đề này là gì, cách xử lý như thế nào? Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm câu trả lời bạn nhé!
Nguyên nhân gây đau vai khi hít đất
Đau cơ vai, khớp vai sau khi tập luyện, đặc biệt là sau khi hít đất là hậu quả không mong muốn. Thực tế, nếu hít đất đúng cách thì gần như sẽ không xảy ra tình trạng này. Theo ghi nhận từ thực tế, hiện tượng chấn thương hoặc đau cơ vai sau khi chống đẩy thường bắt nguồn từ một số nguyên nhân như:
- Người tập đã tập luyện quá sức, thực hiện những bài tập quá nặng;
- Không khởi động kỹ trước khi tập những bài tập hít đất nặng;
- Thể lực của cơ bắp không đủ hoặc cơ thể không khỏe khi tham gia tập luyện;
- Kỹ thuật không đúng ở những động tác giơ tay cao quá đầu, xoay vai trong khi tập.
Cách xử lý khi bị đau vai do hít đất
Tùy mức độ đau vai mà sẽ có những cách can thiệp thích hợp. Sau đây là cách chữa đau vai khi chống đẩy tùy từng mức độ cụ thể:
Đau vai mức độ nhẹ hoặc trung bình
Khi bị chấn thương, đau cơ vai hoặc khớp vai do hít đất ở mức độ nhẹ thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để làm giảm cơn đau hiệu quả:
- Ngừng mọi hoạt động tập luyện trong ít nhất 3 – 7 ngày. Việc này giúp các khớp vai có thời gian nghỉ ngơi. Trong lúc nghỉ, bạn vẫn nên vận động nhẹ nhàng các khớp. Điều này sẽ giúp các khớp hoạt động linh hoạt hơn, không gây đau. Đồng thời, bạn không nên ngủ nằm đè lên vai bị đau để tránh tình trạng cơn đau vai nặng hơn, có thể dẫn tới viêm khớp;
- Bạn có thể dùng đá lạnh để chườm cho vùng vai bị đau. Tần suất là 2 – 3 lần/ngày, mỗi lần khoảng 15 phút. Đồng thời, bạn cũng nên tắm nước nóng toàn thân. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các loại gel có công dụng kháng viêm và giảm đau nhanh như Ketoprofen, thoa tại chỗ 2 – 3 lần/ngày. Loại gel này có tác dụng giảm sưng, đau và làm tan máu bầm ở chỗ viêm. Từ đó, bạn sẽ giảm đau vai nhanh hơn.
Nếu đã áp dụng các biện pháp trên được 1 tuần nhưng tình trạng đau vai vẫn không thuyên giảm thì bạn nên nhập viện chuyên khoa xương khớp. Tại đây, các bác sĩ sẽ khám, chẩn đoán và đưa ra kế hoạch điều trị đúng cách cho bạn. Nhờ vậy, bạn sẽ nhanh chóng phục hồi lại vận động của khớp vai.
Bị đau vai mức độ nặng khi hít đất
Nếu sau khi hít đất mà thấy phần vai bị biến dạng, đau vai dữ dội thì có thể bạn đã bị sai khớp hoặc chấn thương. Lúc này, bạn nên đến ngay bệnh viện để chụp X-quang và xử lý cấp cứu kịp thời. Sau khi khám, đánh giá đúng tổn thương vùng vai, các bác sĩ sẽ kê toa thuốc đặc trị giúp làm giãn cơ, tan máu bầm và kháng viêm tại chỗ. Đồng thời, bác sĩ cũng thông tin bạn các bài tập phục hồi để trở lại chơi thể thao tùy từng giai đoạn bệnh.
Xem thêm: Hít đất tăng cơ gì? Có nên hít đất mỗi ngày không?
Xem thêm: HLV giải đáp: Hít đất có bị lùn không? Cách hít đất tăng chiều cao
Thethaoso vừa chia sẻ tới bạn đọc về các nguyên nhân và cách xử lý khi hít đất bị đau vai. Tốt nhất bạn nên tập đúng kỹ thuật, vừa sức mình. Điều này giúp bạn cải thiện sức khỏe và vóc dáng tốt hơn mà không lo chấn thương.